QUẢN TRỊ CẤP TRÊN SAO CHO “MƯỢT”
Một yếu tố ít sinh viên nào nghĩ đến khi đi làm chính là quản trị cấp trên.
Trên Threads có bạn chia sẻ trải nghiệm “trộm vía” khi từng bị rớt thực tập, nhưng được kéo dài thời gian thử việc. Sau một tháng nỗ lực, bạn cũng đã được lên nhân viên chính thức. Bạn đưa ra một bài học rất hay về việc cần trao đổi kỹ hơn với sếp về kỳ vọng và đưa ra lời khuyên rằng đừng chỉ lẳng lặng làm việc, sẽ bị đánh giá là thái độ chưa tốt.
Môi trường tốt thực sự nằm ở việc có quản lý chỉ dẫn tốt, tận tình, văn hoá làm việc chuyên nghiệp, đầy đủ đồng nghiệp để hỗ trợ trong công việc và con đường sự nghiệp thăng tiến rõ ràng.
Vậy, các sinh viên có thể làm gì? Tôi rất đồng tình với bình luận sau về giải pháp cho newbie rằng nếu sếp hoan hỉ, hãy xin họ feedback để cải thiện.
5 bí kíp quản trị cấp trên (manage up) mà newbie cần làm quen
Các newbie hãy tập dự đoán nhu cầu của quản lý để nỗ lực đúng hướng
Có thể những người mới đi làm sẽ nghĩ chỉ có sếp mới quản trị nhân viên, mới “chân ướt chân ráo” vào làm việc thì không thể “dám” quản trị sếp. Tuy nhiên, để có thể vượt qua kỳ thử việc và lên vị trí nhân viên chính thức, các tân binh rất cần quản trị cấp trên của mình.
Theo Culture Amp, có 5 nguyên tắc khi quản trị cấp trên và tôi sẽ đưa kèm những ví dụ cực dễ ứng dụng cho newbie như sau:
1. Hiểu được những gì quản lý của bạn muốn đạt được: Bước đầu của điều này chính là trước ngày đầu tiên đi làm, hãy luôn hỏi về KPI của một ngày và những task cần hoàn thành trong ngày để bạn có thể chuẩn bị trước để có một ngày onboard thật hiệu quả.
2. Phát triển mối quan hệ tích cực và hiệu quả với quản lý của bạn: Theo Glints, thị trường đang rất thịnh hành xu hướng tuyển dụng vì tính cách. Hãy thân thiện, quan tâm không chỉ sếp mà những đồng nghiệp thân thiết với mình để xây dựng hệ thống mối quan hệ hữu ích khi đi làm.
3. Học hỏi và thích ứng với phong cách giao tiếp và cách làm việc của quản lý: Theo tác giả Nguyễn Phi Vân, có người hiệu quả nhất là khi gặp trực tiếp. Có người qua tin nhắn. Có người qua email. Biết sếp mình thích và sử dụng cách giao tiếp nào nhất thì chọn cách đó để giao tiếp, việc này sẽ giúp ghi điểm mạnh với quản lý của mình.
4. Truyền đạt phong cách làm việc và giao tiếp ưa thích của bạn: Đừng im lặng mà hãy chủ động hỏi sếp khi có thắc mắc. Thà hỏi để không làm sai còn hơn là thinh lặng làm tiếp nhưng kết quả lại không đúng ý sếp.
5. Dự đoán nhu cầu của quản lý: Thay vì làm phiền sếp khi họ bận, hãy chủ động dự đoán những việc sếp cần xử lý và nếu có năng lực, đứng ra nhận thêm task để phụ giúp cho sếp. Hãy nghĩ rằng những hành động nhỏ nhưng tinh tế sẽ luôn có lợi về sau cho chính mình. Một ví dụ chính là hãy luôn gửi link Google Docs, Google Sheet thay vì gửi link file Word và Excel - những tệp khiến người nhận phải tải tệp xuống mới có thể xem. Ngay cả khi phải gửi tệp để tải, hãy chủ động nén tệp để tiết kiệm dung lượng cho sếp. Những người sếp tinh ý sẽ trân trọng điều này.
Các bạn sinh viên hãy luôn chuẩn bị sẵn sàng cả EQ lẫn IQ để có thể kháng thương trong giai đoạn tìm việc và giữ việc khó khăn này nhé.
Đọc tiếp bài viết của tác giả Narcy Nguyen tại đây: https://spiderum.com/bai-dang/Khang-thuong-khi-di-lam-Sinh-vien-nam-cuoi-can-chuan-bi-dieu-gi-de-vuot-qua-vong-thuc-tap-teuZPsVDaoki
NOTE: Nội dung được viết và reup tự nhiều nguồn (theo tag bài viết). Nếu có bất kì khiếu nại gì về bản quyền mình xin phép gỡ bài viết!