CÓ MẮT NHƯ MÙ…

 


CÓ MẮT NHƯ MÙ…


Tựa đề bài viết này mình viết theo đúng nghĩa đen, tức con người ta có mắt nhưng người ta không thấy thứ ở trước mặt họ. Trong nhiều bài viết trước mình đã nói đến việc con người bị cảm xúc lấn át, khiến họ không còn thấy những gì họ muốn thấy nữa. Đó là điểm mù gây ra bởi cảm xúc.


Và trong thời đại mạng xã hội hiện nay, chúng ta có thể thấy điều đó rõ ràng hơn bao giờ hết. Mạng xã hội là một nơi rất rất hay, bởi vì nó là nơi để mọi người bày tỏ cảm xúc, và đồng thời lại là nguồn dữ liệu khổng lồ, có thể nói là bất tận để đo các cảm xúc đó. Điều đó giúp chúng ta có thể nhìn sâu thẳm hơn vào con người hơn bao giờ hết và nó cũng cho thấy sự thiếu nhất quán giữa lý trí con người và cảm xúc của họ.


Mình viết bài này khi nhận thấy mọi người đang có xu hướng tẩy chay truyền thông. Họ thậm chí còn miệt thị nhà báo với câu chửi: "Nhỏ không học lớn lên làm nhà báo". Nhưng bản thân mình thấy rằng truyền thông hiện đại phản ánh bản chất chúng ta, những người hấp thụ thông tin. Truyền thông trở nên độc hại là vì chúng ta là những con người độc hại.

Những lứa 8x, 9x trở về trước sinh ra vào thời kì không có tivi và lớn lên cùng Google, Facebook, đó là một sự thay đổi quá lớn mà chúng ta không bắt kịp. Hậu quả là chúng ta dùng các công nghệ xịn nhất thế kỷ 21 này bằng tư duy cũ của 30, 40 năm trước. Điều đó khiến chúng ta bị mù.


Hãy tìm hiểu một số vấn đề sau.


Những gì tôi thấy là tất cả những gì tồn tại


"What I see is all there is"


Việt Nam là một trong những quốc gia nghiện Facebook hàng đầu thế giới (như trong bài viết trước mình đã nêu ra), và một hệ quả không lường trước được đó là mọi người nhìn thế giới qua Facebook. Bạn có nhớ câu nói vui trong giới chạy quảng cáo Google chứ: "Nếu muốn giấu một xác chết, hãy giấu nó ở trang 5 trên Google." Chúng ta có thể áp dụng logic tương tự cho Facebook: không thấy trên Facebook tức là không tồn tại.


Ví dụ có lần mình tham gia vào một cuộc nói chuyện, thì nhiều người lên tiếng nói rằng truyền thông phương Tây là lũ hai mặt, khi có xả súng ở Paris hay khủng bố ở Đức thì cầu nguyện rầm rộ, đổi hình đại diện, rồi đăng dòng tin: "Pray for Paris", "Pray for Boston", mà khi ở Nga có rớt máy bay c.h.ế.t cả trăm người thì không ai làm gì.


Mình liền hỏi lại:


"Có thể là vì trong Facebook của ông không có bạn nào người Nga và ông không theo dõi báo Nga?"


Câu hỏi của mình khiến bạn kia suy nghĩ. Rõ ràng mọi thứ rất là hiển nhiên: Facebook là của Mỹ, và trên đó người dùng Việt Nam ngoài theo dõi báo Việt thì còn theo dõi báo Tây Âu là chính. Các tin tức dịch ở Việt Nam đa số cũng dịch từ báo Âu Mỹ, cho nên chúng ta chỉ toàn thấy tin về Âu Mỹ. Thử hỏi trong các người dùng Facebook trên Spiderum này bao nhiêu bạn theo dõi báo Le Monde của Pháp hay báo Prava của Nga. Trong nhiều người chúng ta còn để mặc định giao diện Facebook là tiếng Anh. Facebook cũng thấy người dùng Việt thích đọc tin về Mỹ, Úc, Tây Âu nên cũng ưu tiên cho thuật toán hiện toàn các tin đó. Nên chuyện chúng ta bị tràn ngập tin từ Tây Âu, Bắc Mỹ là chuyện hiển nhiên.


Đọc tiếp bài viết của tác giả Huskywannafly tại đây: https://b.link/Co-Mat-Nhu-Mu-24

NOTE: Nội dung được viết và reup tự nhiều nguồn (theo tag bài viết). Nếu có bất kì khiếu nại gì về bản quyền mình xin phép gỡ bài viết!

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn