BẠN HIỂU BA MẸ TỚI ĐÂU?
Thời gian qua mình sống chậm lại, sâu chuỗi lại tất cả những việc đã xảy ra và móc nối với cảm xúc thì mình nhận ra cảm xúc của con người là thứ mỏng manh nhất và cũng là thứ mạnh mẽ nhất. Tất cả chúng ta sẽ dễ bị tổn thương bởi lời nói và hành động của người khác hoặc bởi sự mất mát và sự thất vọng và điều này là hết sức bình thường vì chúng ta đều là con người.
Một người dễ bị tổn thương thì họ sẽ để những nỗi đau đó gặm nhấm thân xác họ từng chút một và ôm mãi không thể dứt ra. Tất cả sẽ để lại những vết xước bên trong, cho dù họ có mạnh mẽ như thế nào thì nó vẫn luôn là một vết xước có tồn tại. Nếu may mắn họ có thể kiểm soát được thì sẽ không bị lây lan.
Cảm xúc cũng là thứ mạnh mẽ nhất, những ai chịu tổn thương càng nhiều thì họ sẽ trở nên rất mạnh mẽ vì mọi họ đã trải qua mọi cung bậc cảm xúc nên biết cách để kiểm soát được nhưng mình cảm nhận được đâu đó bên trong trái tim họ có rất nhiều vết xước và đau âm ỉ nhưng lại được che giấu rất kỹ.
Một người mạnh mẽ bên ngoài không có nghĩa là họ mạnh mẽ bên trong, điển hình là ba mẹ chúng ta. Họ dường như rất mạnh mẽ ở vỏ bọc bên ngoài để che chở và gánh vác gia đình nhưng có mấy ai hiểu được phần tăm tối nhất bên trong họ?
Ba mẹ của chúng ta khi ấy cũng chỉ là những đứa trẻ chưa kịp lớn đã phải trưởng thành vì cuộc sống lúc đấy yêu cầu và bắt buộc họ phải như vậy. Họ sinh ra trong một thời đại phải lo toan làm sao có cái để ăn qua ngày sau tàn cuộc chiến tranh nên chẳng còn thời gian đâu mà suy nghĩ đến việc chữa lành đứa trẻ bên trong. Họ còn không để ý đến chuyện tổn thương tâm lý là như thế nào.
Họ cứ thế lớn lên cùng nỗi đau bên trong mà chính họ còn không phát hiện. Chúng ta có thể nhìn thấy ba mẹ phi thường đến thế nào, họ đón nhận những nỗi đau này đến những nỗi đau khác mà không hề có ai đến hay phương thức nào để giúp họ chữa lành. Họ còn chưa kịp chữa lành lại phải đón nhận một cuộc sống bất ổn khác trong hôn nhân. Không ai nói cho họ biết là cần phải làm gì trong hôn nhân và cần phải làm gì để dạy con. Thời đấy, nếu ai may mắn thì còn ba mẹ, nếu không thì tất cả đã lạc nhau trong lúc chiến tranh. Lúc ấy, làm gì có ai mà dạy nếu không có ba mẹ của họ.
Thế đấy, họ ôm ấp những nỗi đau đó thế mà cũng hơn mấy chục năm rồi. Nó không biến mất và vẫn là một vết thương to lớn bên trong chỉ có điều họ đã quen với nó. Tưởng chừng như họ rất thành công và mạnh mẽ trong việc che đậy được sự yếu đuối của mình cho tới khi có ai đó đến xoa dịu vết thương thì mới nhận ra vẫn còn sự âm ỉ bên trong khi chúng ta chạm mạnh vào. (Có một vài ý hay của đoạn trên mình đã sưu tầm được từ một người chị)
Để sống với những nỗi đau đó trong thời gian dài thì hẳn sẽ không thể hạnh phúc và nó chắc chắn ảnh hưởng rất nhiều đến tính cách của họ, để rồi ngày nay chúng ta hay trách rằng:
“Tại sao ba mẹ lại không hiểu con?”
Đọc bài viết đầy đủ của tác giả Bảo Ngọc tại đây: https://b.link/BAN-HIEU-BA-ME-TOI-DAU
NOTE: Nội dung được viết và reup tự nhiều nguồn (theo tag bài viết). Nếu có bất kì khiếu nại gì về bản quyền mình xin phép gỡ bài viết!