HIỆU ỨNG “CỬA SỔ VỠ” DẪN ĐẾN RẠN NỨT


HIỆU ỨNG “CỬA SỔ VỠ” DẪN ĐẾN RẠN NỨT


Trong tình yêu, những rạn nứt đầu tiên là điểm khởi đầu cho sự xấu đi của một sự việc. Theo thời gian, mối quan hệ càng tệ hại, dù ban đầu, những mâu thuẫn chỉ nhỏ nhưng không được giải quyết.


Không phải tự dưng mà một mối quan hệ tan vỡ. Khi các vấn đề chưa được giải quyết chất chồng, nó không biến mất mà ngày càng trở nên trầm trọng, cuối cùng, như ô cửa vỡ hẳn, tình cảm không thể nào về trạng thái ban đầu. Hiện tượng này được giải thích qua hiệu ứng “Cửa số vỡ”.


Hiệu ứng “Cửa sổ vỡ (Broken Windows Theory)“ - một lý thuyết về tội phạm học, lần đầu tiên được nếu ra năm 1982 trên tạp chí The Atlantic Monthly bởi hai nhà xã hội học James Q. Wilson và George L. Kelling, dựa trên kết quả nghiên cứu của nhà tâm lý học Philip Zimbardo của ĐH Stanford (Mỹ). Năm 1969, Philip Zimbardo tiến hành một cuộc thử nghiệm. Ông bỏ hai chiếc ô tô hỏng và không có biển số lần lượt tại khu dân cư có thu nhập thấp thuộc quận Bronx, thành phố New York và khu dân cư giàu có tại thành phố Palo Alto, bang California, Mỹ. Chỉ trong 24 giờ, chiếc xe tại Bronx bị đập vỡ cửa kính và trộm hết phụ tùng. Ngược lại, chiếc xe tại Palo Alto vẫn nguyên vẹn trong hơn một tuần. Chỉ sau khi Philip Zimbardo dùng búa tạ đập xe, chiếc xe mới bắt đầu bị phá huỷ. Dựa trên kết quả này, hiệu ứng “Cửa sổ vỡ“ được phát biểu như sau:


"Nếu ai đó làm vỡ kính cửa sổ của một tòa nhà và không sửa chữa kịp thời thì kính cửa sổ sẽ bị vỡ nhiều hơn. Nguyên nhân là khi nhìn thấy cửa sổ vỡ, những kẻ phá hoại sẽ có xu hướng tiếp tục phá các ô cửa sổ khác để thực hiện tội ác”.


Theo "Hiệu ứng cửa sổ vỡ". Ban đầu chỉ là vấn đề nhỏ, nhưng nếu không kịp thời khắc phục, vấn đề sẽ ngày càng lớn và hậu quả trở nên nghiêm trọng. người phạm tội lúc đầu có thể cũng có cảm giác hối hận, nhưng sau vài lần phạm lỗi thì cảm giác đó sẽ qua đi, thay vào đó là cảm giác bình thường và phấn khích.


"Những rạn nứt không được giải quyết là một phần nguyên nhân dẫn tới đổ vỡ"


Nếu bạn áp dụng lý thuyết cửa sổ vỡ vào các mối quan hệ cá nhân của mình, bạn sẽ chú ý đến những sai lầm nhỏ trước khi chúng có cơ hội phát triển lớn hơn và ăn mòn mối quan hệ của bạn. Sự tan vỡ cuối cùng của một mối quan hệ không phải là một sự kiện đột ngột, nó đã được tích lũy bởi n lần "cửa sổ vỡ đầu tiên". Vì vấn đề chưa được giải quyết, nó sẽ tự nhiên không biến mất và các sai lầm sẽ lớn dần lên... Hãy học cách can thiệp sớm hơn trước khi bạn và đối phương bỏ qua nó. Trong lúc nói chuyện hãy thể hiện sự tôn trọng cùng thái độ chân thành, chắc chắn đối phương sẽ hiểu và sửa đổi sai lầm cùng bạn.


"Yêu thương và cùng nhau vượt qua những khó khăn trong tình yêu nhé"


Lý thuyết cửa sổ vỡ dạy chúng ta rằng những điều nhỏ nhặt cũng quan trọng, rằng hành động của chúng ta sẽ gây ra hậu quả. Nếu ô cửa đầu tiên không được sửa kịp thời, sự đổ vỡ sẽ diễn ra trên diện rộng, dần dần khiến hai người mất kiểm soát. Triết học cũng chỉ ra rằng sự phát triển của mọi thứ là một chuỗi mắt xích những sự liên quan. Vì vậy, trong tình yêu hay hôn nhân, mỗi người đều cần chú ý đến những lỗi lầm dường như xuất hiện trong cuộc sống hàng ngày, dù là ngẫu nhiên, nhỏ nhặt và kịp thời sửa chữa nó. Nếu thái độ của chúng ta là thờ ơ thì những rạn nứt sẽ ngày càng lan rộng.


"Một số thứ đã mất đi sẽ không thể chuộc lại được. Có những người một khi đã qua cuộc đời bạn, bạn sẽ không thể nào níu giữ người đó ở lại được. Thời gian xóa nhòa đi ký ức và chỉ lưu giữ lại bản sao ký ức với những điều tốt đẹp mà thôi".


Đọc tiếp bài viết của tác giả The Southern Dragon tại đây

NOTE: Nội dung được viết và reup tự nhiều nguồn (theo tag bài viết). Nếu có bất kì khiếu nại gì về bản quyền mình xin phép gỡ bài viết!

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn