“BỐ CŨNG LÀ LẦN ĐẦU TIÊN LÀM BỐ”


“BỐ CŨNG LÀ LẦN ĐẦU TIÊN LÀM BỐ”

Trong bộ phim Reply 1988, sau những ứng xử thiếu tinh tế đối với cô con gái tên là Duk Sun, người bố giãi bày: “Bố không phải vừa sinh ra đã làm bố, bố cũng là lần đầu tiên làm bố”.

Đây là đề bài môn ngữ văn kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh của sở Quảng Nam hồi tháng 4 năm 2022. Một vấn đề có lẽ đã viral từ năm ngoái và đã có rất nhiều người bàn luận cũng như đánh giá. Nhưng hôm nay, bỗng sau khi xem lại bộ phim như một cách hồi tưởng tôi lại ghim trong đầu mình câu nói này.

Trước hết ta nên hiểu hoàn cảnh ra đời của câu nói này trên phương diện điện ảnh. Đây là phân đoạn khi Duk Sun (con thứ của gia đình) phải chúc mừng sinh nhật cùng một chiếc bánh kem mà ông bố Dong Il đã mua cho sinh nhật chị cả vì hai chị em không cách ngày sinh nhau là mấy. 

Dẫu trước đó Duk Sun đã nói ba mẹ rằng bản thân muốn có một chiếc bánh kem riêng cho mình như bao người khác nhưng đổi lại thì mọi chuyện vẫn như mười mấy năm qua, vẫn chỉ là mừng sinh nhật cùng chị. Phân cảnh này chỉ là đòn bẩy cho tất cả những gì mà Duk Sun cũng như bao đứa trẻ hiểu chuyện khác phải chịu đựng. 

Con gà mà bác nhà hàng xóm cho Duk Sun thì mẹ lại bẻ phần đùi gà cho con út và chị cả còn Duk Sun chỉ được ăn cánh gà, hay là cả bữa ăn sáng chị cả luôn có trứng ốp la còn Duk Sun lại chỉ thưởng thức món đậu đen trong sự hờn tủi, hay ba luôn mua kem cho con út. 

Nhận ra lỗi lầm của mình, ông Dong Il đã mua bánh kem cùng với đủ ngọn nến bằng với số tuổi rồi tìm cô con gái để xin lỗi và câu thoại ra đời. Có lẽ dừng đến đây đã là một phân cảnh đủ xúc động để lấy nước mắt người xem nhưng khi đến cuối cùng thì lịch sử vẫn quay lại khi cả nhà bị ngạt khói than thì ba lại cõng con út còn mẹ thì dìu con cả và Duk Sun nhà ta thì tự bò ra.

Ở đây tôi kể tóm tắt cho bạn hết về toàn cảnh để bạn có cái nhìn đa chiều hơn chứ không chỉ dừng lại ở câu nói ấy mà quan trọng hơn là đằng sau lúc sau câu nói ấy sẽ là hành động gì của ông bố và bà mẹ.

SỰ THẬT TRẦN TRỤI CÓ PHẢI CHỈ LÀ SỰ BAO BIỆN.

Có phải rằng ai trong chúng ta cũng phải nhìn nhận thật lòng rằng hành động của ba Dong Il và mẹ sau câu thoại ấy như một gáo nước lạnh tạt thẳng hay không. Tự hỏi, tại sao tác giả lại không dừng ở phân cảnh đã lấy đi nước mắt của khán giả ấy mà tiếp tục làm thêm một phân cảnh khác chua chát hơn, có lẽ chính tác giả cũng nhận ra câu nói ấy đến cuối cùng vẫn chỉ là một câu nói không hơn không kém mà thôi. 

Ba lần đầu làm ba nhưng con cũng chỉ lần đầu làm con, thậm chí ba cũng đã trải qua giai đoạn làm con thế nhưng ba lại không hiểu ư. Có phải khi bố mẹ bảo đây là lần đầu làm bố làm mẹ, thế nhưng tự hỏi bố mẹ đã bao giờ học làm bố mẹ chưa? Hay chỉ là áp dụng những cách dạy truyền đời từ ngày xưa cứ vậy mà tiếp tục. 

Đừng làm bố hoặc mẹ nếu như bạn chưa thật sự sẵn sàng để gánh vác, hãy nhìn đã có bao vụ trẻ tự tử trong sự bàng hoàng của bố mẹ, đến lúc đó ta mới thấy hối hận vì những lần ta vô tâm hay những lời nói hành động tưởng chừng là bình thường thì đã quá muộn màng. 

Biết một chút để những cái lần đầu ấy dễ dàng hơn, ít sai sót hơn, để ta yêu thương và gắn kết với nhau hơn. Và quan trọng hơn, ta học và áp dụng vào đời sống chứ không chỉ đơn giản là lời nói suông. Cũng ngừng bao biện rằng điều đó đã ăn sâu vào tâm trí, vậy thì hãy thay đổi đến núi còn dời, băng còn đang tan vậy mà bản thân không thể thay đổi ư?

Đọc tiếp bài viết của tác giả Velleigr tại đây: https://b.link/bo-cung-la-lan-dau-tien-lam-bo

NOTE: Nội dung được viết và reup tự nhiều nguồn (theo tag bài viết). Nếu có bất kì khiếu nại gì về bản quyền mình xin phép gỡ bài viết!

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn